Cao Thang International Eye Hospital: the prestigious lasik centre in Vietnam

Tỷ lệ này cao hơn ở tất cả các nhóm tuổi khác trừ những phụ nữ mang thai ở lứa tuổi 19 hoặc trẻ hơn. Phụ nữ ngoài tuổi 40 vẫn có nhu cầu tránh thai hiệu quả. BS. Carlos Huezo – Giám đốc Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình quốc tế (IPPF) cho biết: “Các nhà cung cấp dịch vụ tránh thai nên chuẩn bị hỗ trợ phụ nữ ở lứa tuổi này trong việc lựa chọn giải pháp tránh thai thích hợp tùy theo tình huống và nhu cầu của họ”.

Theo ông, nam giới cũng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này thông qua việc giúp đỡ phụ nữ trong việc lựa chọn giải pháp thích hợp hoặc tự mình thực hiện các biện pháp tránh thai.

Khả năng sinh sản của nam giới có thể kéo dài trong suốt thời kỳ trưởng thành. Mặc dù nam giới có thể sử dụng 4 biện pháp tránh thai sẵn có là dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, kiêng khem định kỳ, hoặc phóng tinh ra ngoài âm đạo, nhưng họ vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau khi họ nhiều tuổi.

Nguy cơ dị dạng bẩm sinh ở trẻ cũng tăng cùng tuổi người cha. TS. Huezo cho biết: “Với những người đàn ông lớn tuổi thì bạn tình hoặc bạn đời của họ thường cũng lớn tuổi. Do đó họ cần chú ý tới những vấn đề sức khỏe khi sử dụng một số biện pháp tránh thai”.

Khi sử dụng các biện pháp tránh thai, nói chung cả nam giới và phụ nữ lớn tuổi cần được kiểm tra tình trạng sức khỏe kỹ càng để tránh các nguy cơ có thể xảy ra.

Chẳng hạn, tăng huyết áp, đái đường, hút thuốc lá hoặc có tiền sử bị các bệnh về rối loạn tim mạch làm tăng nguy cơ khi sử dụng các biện pháp tránh thai bằng hormon có chứa estrogen (như viên thuốc tránh thai kết hợp và một số dạng thuốc tiêm tránh thai).

Chảy máu không rõ nguyên nhân cũng là một lý do quan trọng bởi nó có thể là triệu chứng của bệnh ung thư tử cung hoặc ung thư buồng trứng, một căn bệnh phổ biến khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh.

Ngoài ra, khi xem xét đến các nhân tố về mặt sức khỏe trong kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) thì các nhà cung cấp dịch vụ KHHGĐ phải giải quyết nhiều vấn đề khác nữa.

Chẳng hạn, cặp vợ chồng thích sử dụng biện pháp tránh thai nào? Họ có định sinh con nữa hay không? Họ thích sử dụng biện pháp tránh thai lâu dài hay biện pháp tránh thai tạm thời? Họ có thường xuyên sinh hoạt tình dục không? Trước đó họ có sử dụng biện pháp tránh thai nào và họ đã có kinh nghiệm gì trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai? Họ có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Page: 1 2 3

Bình luận về bài viết này