Cao Thang International Eye Hospital: the prestigious lasik centre in Vietnam

Archive for Tháng Tư, 2008

Em dịu dàng như mùa xuân

 b55c.jpg

Anh khờ khạo chỉ biết mình yêu dấu
Một con đường rộn rã tiếng xe quen
Một vỉa hè lộng lẫy bước chân ngoan
Anh khờ khạo như ngày trông đến tối

 

Anh khờ khạo không biết mình có tội
Khi làm em trăn trở cả đêm thiêng
Khi làm em đỏ mặt lúc môi hôn
Anh khờ khạo tỏ tình khi vấp té

 

Anh khờ khạo cộng bốn mùa làm một
Không thu vàng, chẳng hạ đỏ hay đông
Mổi một ngày là mổi một mùa xuân
Anh khờ khạo tin em là nữ thánh

 

Em nữ thánh suốt đời không phụ bạc
Anh yên lòng gom lá biếc hong xuân
Khói mùa xuân dục dã những yêu vì
Cho những kẻ yêu nhau học điều chung thủy

 

Anh khờ khạo tin em là duy nhất
Em dịu dàng,em thanh khiết,em linh thiêng
Mượn vai em anh nhìn những cuộc tình
Em lộng lẫy suốt đời cùng anh khờ khạo.

Những tấm bảng cấm

Ông tổ trưởng dân phố khu phố nơi tôi ở thật vất vả khi trong cuộc họp thường kỳ của khu phố đã đề nghị các hộ dân trong khu phố nên dẹp hết những tấm bảng “cấm đổ rác” giăng nhan nhản trong xóm. Ông nói rằng cái quyền đề bảng cấm ấy phải thuộc cấp Phường, và phải có tên đơn vị đề bảng cấm bên dưới, việc tùy nghi đề bảng cấm là phạm luật.

d9a3.jpg

Ông tổ trưởng nói, nhưng dẫu ông có đích thân đi nhổ những tấm bảng cấm đủ loại vật liệu tạo ra: gỗ, giấy bìa, bằng tole… với những dòng chữ viết nguệch ngọac đủ lọai. Thì ngày mai các bảng cấm vẫn xuất hiện trở lại.

Con đường nhà tôi ở chỉ dài có 700 mét, nhưng có hàng chục bảng cấm được cấm từ đầu đường đến cuối đường. Lý do có những tấm bảng cấm như thế bởi tình trạng diễn ra khá phổ biến là bất cứ nơi nào cũng trở thành nơi tập kết rác. Sáng thức dậy, thấy trước nhà mình lù lù một đống rác được các nhà chung quanh dồn tới. Tệ hơn nửa là tình trạng ném rác ra trước nhà hàng xóm.

Rác ném bừa bãi trên đường, sự thiếu ý thức về vệ sinh công cộng của một bộ phận người dân đã gây ra sự phản kháng nhất định của các người chấp hành đúng luật lệ. Thậm chí có những quán nhậu vỉa hè, chẳng có toalét cho các thượng đế “xả “ khi đã uống quá nhiều bia rượu. Thế là bức tường của nhà hàng xóm nơi gần quán nhậu thành nơi để giải phóng bia rượu. Không có cách nào khác, chủ nhà tức giận viết bảng cấm trên tường nhà mình ; “Nơi này dành cho chó đái”(?)

Chùa là nơi tôn nghiêm, cổng chùa là nơi ra vào cũng đã trở thành nơi buôn bán. Không có cách nào khác, chùa lại đành treo bảng “cấm buôn bán”. Bởi không thể hình dung vào mổi buổi tối, cổng chùa là nơi thanh tịnh lại thành nơi ăn nhậu với đủ các lọai mồi nhậu. Nhưng hình như các bảng cấm của chùa không làm cho các thượng đế “ngán” bằng chính các hộ dân.

Sự ý thức giữ gìn vệ sinh chung của chúng ta đang gặp khó khăn. Rác trong lòng thành phố là vấn nạn. Những hộ dân đập phá nhà xây nhà mới, thay vì thuê xe chở xà bần đổ ở một chổ an tòan, lại tranh thủ đổ ngày trên các con đường đất, có người lại coi đường Trân Phú (đọan gần phi trường) là nơi đổ xà bần. Tệ hơn nửa là bãi rác ngay kho cảng Bình Tân cũng trở thành bãi xà bần. Tất nhiên các xe chở rác không phải là xe hốt xà bận. Vì thế những bái rác, những con đường bị xà bần tấn công trở nên dơ dáy và mất thẩm mỹ.

Ông hàng xóm của tôi khổ tâm vì nhiều năm bị rác đổ trước nhà. Ông huy động cả nhà thu gom các lọai rác lưu niên lại, thuê xe chở đi đổ. Rồi ông cắm ngay nơi đó một tấm bảng “cấm đổ rác”. Vậy mà sáng hôm sau ông lại thấy lù lù một đống rác xuất hiện ngay tại tấm bảng cấm. Ông bèn áp dụng “ hạ sách” là kéo cả nhà ra vào sáng sớm, dùng lời lẻ “chợ búa” mắng chưỡi vu vơ những ai đổ rác, làm náo động cả khu phố. Mắng chưỡi xong, cả nhà ông lại đi dọn rác. Cách trị ngừoi đổ rác bậy cảu ông hàng xóm vậy mà hiệu quả. Bãi rác trước nhà ông giờ đã không còn xuất hiện.

Mổi buổi sáng, tôi thường thức dậy sớm. Để chi, để canh những người lượm rác. Nếu không canh giữ, họ sẽ xé tung tòan bộ các bao đựng rác của các hộ dân để trước nhà để tìm kiếm. Tất nhiên, nếu họ xé tung ra, rác sẽ vương vải gây ra phản cảm, và Công ty Môi trường đô thị không thể nào dọn sạch.

Lá thư dấu trong tháp cổ.

Tôi trở lại Qui Nhơn sau năm năm. Thành phố đã hòan toàn thay đổi với những con phố rộng ra, con đường biển mới mở rộng thênh thang, khu vực ngày xưa là phi trường nay đã có một cánh rừng được trồng lên. Sáng tinh sương, mọi người chạy bộ trong ánh nắng dịu dàng của phố. Bên kia rừng là một bãi cỏ rộng thênh thang.Màu xanh cỏ làm cho lòng người trở nên mềm hơn trong cái tinh khôi của một ngày. Tôi bước chân ra khỏi khách sạn, nơi tôi đã từng ở cách đây năm năm. Căn phòng ngày xưa tôi ở vẫn không có gì thay đổi, có khác chăng là những người làm việc trong khách sạn ngày trước, giờ đây đã không còn làm việc.

221a.jpg


Tôi lang thang ra khu rừng với những hàng cây sao đen mới vài năm tuổi đang cố chen nhau lớn lên. Tìm một chiếc ghế đá , ngồi. Tôi ngắm nhìn Qui Nhơn. Tôi tự nhủ biết đâu tôi sẽ gặp em đang chạy bộ lướt qua tôi, và chắc chắn là tôi sẽ nhận ra em.

Năm năm là một lời hẹn. Cuộc sống mãi mê trôi sáng trưa chiều tối, năm năm có thể là thóang chốc, nhưng cũng là một sự thay đổi của một cuộc tình, là một khu phố mới vừa hình thành, là một tòa nhà lộng lẫy mọc lên. Có ai đã từng nói thời gian giống như một dòng nước trôi. Nó chẳng bao giờ quay lại, và đôi khi trong khỏanh khắc của ngày trôi, tháng trôi đó, ta đã vô tình để vuột khỏi tay mình những điều quí giá nhất mà ta không hề hay biết.

Diệu nói với tôi rằng không có con đường nào xa xăm, mà chỉ có lòng người xa xăm. Trong cái đêm rằm rì những cơn gío uể ỏai thổi về, hai đứa len vào con phố bán hàng ăn đêm . Con phố ấy tôi không kịp nhớ tên.Chỉ nhớ những ngọn đèn tù mù, những bộ bàn ghế cứ xếp theo hàng dài , lúc nào cũng đông đúc khách. Em bảo : “ Món ăn quê em đơn giãn lắm, không cầu kỳ. Con gái Qui Nhơn cũng vậy, yêu là yêu, ghét là ghét.” Hai tô bánh canh đem ra trong cái chập chọang của đêm. Người bán hàng có lẻ đã quá vất vả vì cả đêm dài buôn bán , đặt hai tô bánh canh lên bàn cho hai đứa chúng tôi lên bàn rồi ngã dài người trên chiế xếp mà nhắm mắt ngủ. Phố nửa đêm nghe cả tiếng gió lao xao, nghe cả tiếng cựa mình của những viên đá nằm lăn trên mặt đường.

Tiếng Diệu : “Khi nào anh trở lại ?”

Tôi nặn lát chanh vào tô bánh canh cho Diệu, bỏ thêm vào tô cho em một ít ớt bột khô , nói ; “ Ăn ớt cay xè làm cho món ăn ngon thêm. Theo anh, em phải tập ăn ớt”

Diệu cười khẻ khàng trong đêm ; “Dạ, em sẽ tập ăn ớt.”

Buổi sáng giã từ Qui Nhơn, xe đi ngang qua con đường mới mở trổ ra Sông Cầu, xe đi qua những bãi cát trắng, khi nắng đầu ngày chỉ mới dịu dàng từng vệt ném xuống đó những óng ánh. Là tôi nhớ Diệu. Xe dừng lại ở đốc Tình nhân. Ở nơi này có thể nhìn xuống thấy thành phố đang lao xao. Thấy cả bãi biển cong mình vỗ sóng. Tôi cố xem thử ngôi nhà nào em đang ở trong cả triệu căn nhà bên dưới. Hôm Diệu đưa tôi đến đây, em chỉ cho tôi nhà của em : “Anh nhìn kìa, gần ngôi nhà cao nhất thành phố, có ngôi nhà mái ngói đỏ au, nhà em đó.”

Thật ra thì tôi nào có thấy ngôi nhà mái ngói đỏ au nào đâu, nhưng tôi vẫn trả lời em ; “Ừ, anh thấy rồi, ngôi nhà phía trước có một giànn hoa thiên lý, trước nhà có chiếc cổng gỗ sơn xanh. Đúng không?” Diệu cười như chưa bao giờ em cười to như thế : “ Đừng có nịnh. Nhà em làm gì có hoa thiên lý, làm gì có chiếc cổng gỗ sơn xanh..” Tôi cũng cười theo em, khi tay tôi và tay em nắm chặt nhau: “ Có mà, khi nào mình về với nhau, anh sẽ trồng hoa thiên lý trước nhà và anh sẽ dựng cho em một chiếc cổng gỗ sơn màu xanh.” Em móc tay tôi, thật chặt : “ Là anh nói đó nhá”.

Tôi đã có những ngày vui cùng em. Mà bây giờ, để đổi lại quãng đời tôi có được để được cùng rong chơi một tuần lễ như thế, có lẻ tôi chẳng hề ân hận. Người xưa há chẳng từng nói rằng trong thời khắc đó, trong ngày tháng đó, nếu bạn sống đúng với bạn muốn, như bạn cần, thì đó chính là những ngày tháng bạn sống đúng nhất.

Đó cũng là lần đầu tôi đến thành phố của em. Chính xác hơn là đã có nhiều lần trong những cuộc hành trình dong ruỗi đó đây của mình. Tôi đã đi ngang Qui Nhơn, nhưng chỉ là đi ngang qua ngã ba Phú Tài hoặc xe dừng lại nơi đó để trả khách hoặc đón khách. Tôi biết Qui Nhơn của em với những dãy phố dọc trên lộ bày bán một lọai rượu độc đáo sản xuất tại Bình Định : rượu Bàu Đá. Tôi ngóai nhìn tháp bánh Ít khi xe lướt qua để tưởng tượng về một vương triều Chămpa xa xăm cách đây mấy ngàn năm tồn tại. Tôi tò mua mua chồng bánh tráng sản xuất tại đây, để nghe kể câu chuyện cách đây hơn hai trăm năm, đó chính là lọai lương khô độc đáo cho quân lính khi tấn công vào Phú Xuân.

Em bảo : “ Ở quê em có nhiều nơi để đi lắm. Em sẽ là hướng dẫn viên cho anh trong một tuần anh ở đây anh nhé.”. Một tuần lễ bên cạnh một cô gái xinh đẹp, ăn nói dịu dàng thì một tuần đó trở nên ngắn lại. Một tuần lễ để tôi hiểu rằng đôi khi người ta ở gần nhau 10 năm, 20 năm vẫn không quan trọng bằng bảy ngày buồn vui. Em mang tới một chiếc xe gắn máy, rồi tôi và em bắt đầu cuộc hành trình.

Diệu thường mở đầu câu chuyện bằng ba chữ : “Ở quê em.” và Diệu dẫn dắt tôi đi từ nơi này đến nơi khác. Đó là cầu Nhơn Hội bắt qua đầm Thị Nai, tới bán đảo Phương Mai. Chiếc cầu vắt mình qua biển là niềm tự hào của mọi người. Diệu thuộc lòng những con số : Cầu có 5 cầu nhỏ phụ theo, dài 6,9 km.Thi công trong vòng 4 năm”.Tôi không quan tâm đến những con số, tôi chỉ nghe gío biển lồng lộng thổi khi tôi chở em qua cầu, trong gió có mùi hưong của em lạ lẫm.

Diệu đưa tôi đến Thành Hòang Đế. Hai đứa bước chân khẻ khàng lên vạt cỏ úa vàng vì nắng, đưa tay chạm vào những tảng đá ong của tường thành đã sụp đổ vì thời gian đã trôi qua hai trăm năm. Rồi trong mái che nắng kia là hồ bán nguyệt vừa được khai quật.

Tôi nhìn những viên đá nhô ra trong lòng hồ, nhìn lớp đất vừa được lấy lên. Hình dung thuở xa xưa bao nhiêu người đẹp tắm trong hồ. Hình dung ra một chiếc hồ bán nguyệt được xây dựng chỉ dành riêng cho Diệu. Khi tôi nói lên điều đó, Diệu véo tay tôi : “Cái anh này.”

Rồi em đưa tôi đi thăm các ngọn tháp Chăm. Bình Định có tới 8 cụm tháp Chăm với 14 ngọn tháp nằm rải rác nhiều nơi. Con đường đến Tháp đôi chen trong nhà dân, em ôm vòng lưng tôi, kể chuyện: “Bình Định xưa, là vùng định đô của vương quốc cổ Champa từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV. Anh sẽ bắt gặp các khu tháp gồm hai hai nhóm.

Đó là nhóm tháp kiến trúc Champa gồm tháp Bình Lâm, Bánh Ít, Cánh Tiên, Thốc Lốc, Thủ Thiện có niên đại vào nửa sau thế kỷ XI nửa đầu thế kỷ XI. Nhóm tháp theo kiến trúc Khmer là tháp Dương Long và tháp Đôi, có niên đại cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII..”. Em kể như một nhà sử học, thật ra thì em lại học bên ngành du lịch chẳng dính líu gì với sử. Tôi vỗ tay khen : “Em giỏi thật

Con đường lên tháp Bánh Ít dốc, có một đọan bị lở lói và cây cỏ xum xuê. Đó là ngọn tháp cuối cùng tôi được em đưa đến sau khi đã ghé biết bao nhiêu nơi. Từ trên độ cao này, nhìn xuống thấy cảnh quan thật lộng lẫy. Tiếng Diệu trong gió: “ Mình tới tháp trên cao đi anh, nơi đó có một hốc chèn bằng viên gạch.

Ai muốn ước muốn điều gì cứ viết vào giấy bỏ vào, chắc chắn điều ước sẽ thành hiện thực.” Diệu nói với cặp mắt long lanh khiến cho tôi không tin vào những chuyện thần thánh cũng tin. “Vậy thì anh sẽ viết điều ước của mình bỏ vào đó.” Tôi nói thế, và xé mảnh giấy bạc trong bao thuốc viết mấy chữ, bỏ vào trong ngăn bí mật kia.

😐
Một mảnh giấy nhỏ bằng lớp giấy bạc trong bao thuốc lá bỏ vào trong ngăn bí mật của tòa tháp cổ đã trải qua năm năm trời có còn giữ nguyện vẹn dòng chữ viết trên đó không? Điều đó rất khó , bởi thời gian mổi năm là biết bao nhiêu cơn mưa, bao nhiêu vạt nắng làm cho mảnh giấy kia có thể bị mục nát. Còn điều bí mật trong tấm giấy ấy có thể sẽ được giữ kín suốt đời, như tôi đã nói với em hôm đó : “Khi anh trở lại, anh sẽ lấy nó ra đọc cho em nghe.” Diệu móc tay tôi: “Là anh hứa đó nghe.”

Nhưng em đã không còn ở Qui Nhơn. Dẫu Qui Nhơn của em hôm nay đã khác. Bàn làm việc của em đã có người thay thế, một cô gái tóc dài. “ Xưa chị Diệu phụ trách việc này. Năm ngóai chị Diệu đã lấy chồng,chị cũng đã theo chồng sang định cư ở Hà Lan rồi.” Cô ta không hề biết là tôi đã từng gặp Diệu.

Tôi lang thang một mình lên Tháp Bánh Ít, không ai hiểu tại sao. Tôi đã để năm năm trôi qua, và tôi đã đánh mất Diệu bởi tôi chưa hề có một lời hẹn hò. Và chuyến trở lại đăng đẵng này đã trở nên quá muộn.

Tôi gỡ nhẹ viên gạch khép hờ, lổ trống bí mật hiện ra. Tôi tìm được tấm giấy mình viết năm xưa trong hốc gạch. Dòng chữ tôi viết bằng bút bi đã mờ : “Anh yêu Diệu.Khi trở lại anh sẽ hỏi cưới em.”

Tôi không tin mắt mình khi bên dưới dòng chữ tôi viết có một dòng chữ khác, nét mực còn rất mới : “Em không đợi anh được nửa.Em đi lấy chồng đây.

Bất ngờ…

1c64.jpg


Tình yêu đến thật bất ngờ và tình cở. Có những “đối tượng” ta nghĩ chẳng… khả nghi chút nào. Nhưng một ngày, cơn gió số phận lại thổi họ đến bên ta, ở lại trong cuộc đời ta…

Câu chuyện thứ nhất:
Em làm tôi choáng ngợp. Tôi đang trên đường nỗ lực tìm kiếm một người để làm ý trung nhân thì bị em “bắt cóc”. Em là người chủ động tung ra những chiêu “cưa cẩm” tôi. Lúc đó, tôi thấy em chẳng có gì đặc biệt ngoài nụ cười tươi và làn da trắng. Tôi nghĩ em chẳng thể là đối tượng của tôi, tôi còn bận đi tìm một cô nàng kiêu sa và đỏng đảnh nào đó.

Thực tình cái dạo “bị” em tán, tôi cũng có chú ý đến em. Tôi chú ý như một ngôi sao để mắt đến vệ tinh của mình. Chú ý em để thấy niềm kiêu hãnh của tôi được vỗ về và ca tụng. Nhưng rồi càng chú ý càng thấy hay hay. Em có nhiều nét đáng yêu, em nói chuyện lại rất dí dỏm. Dấn thêm một bước nữa, tôi thấy em ngọt ngào và cũng kiêu căng phải biết. Thế là một ngày tôi nhận ra tôi đang “phản công” lại em.

Càng ngày tôi càng thấy em có một sức hút rất lớn. Và tôi cũng đã phải chứng tỏ bản lĩnh thật nhiều để có được một cuộc tỏ tình lãng mạn. Bây giờ, thỉnh thoảng em vẫn khoe với đám bạn rằng “mình chinh phục được anh ấy đấy”, nhưng trong thâm tâm, tôi nghĩ rằng tôi mới là kẻ “ngã ngựa” mạnh hơn em.

Câu chuyện thứ hai
Ngày đầu gặp em tôi mơ màng nghĩ rằng em sẽ không thể thuộc về tôi được. Em mang cái vẻ rực rỡ cùng phong cách năng động của một cô gái hiện đại. Còn tôi là một chàng trai trầm lắng và điềm đạm. Nhìn em, tôi có cảm giác em là người luôn thành công. Em tự tin từ trong mỗi nụ cười, câu nói, mỗi bước đi,… Tôi và em cứ như hai đường thẳng song song bên cạnh nhau.

Rồi một lần tôi bắt gặp em khóc. Tôi tưởng là mình nhầm vì cứ nghĩ rằng người như em sẽ không có chuyện gì để khóc. Nhưng rõ ràng là những giót nước mắt đang lặng lẽ rơi trên gương mặt em u buồn. Chỉ lúc này tôi mới đủ can đảm đến bên em và chuyện trò. Những câu chuyện đầy triết lý về nhân sinh của tôi mà tụi bạn thường trêu chọc lại làm em lau khô nước mắt. Và dần dần, những lúc em buồn em lại tìm đến tôi. Tôi đã trở thành bờ vai để em ngả vào lúc nào không biết.

Bây giờ bên em, tôi không còn cảm giác khác lạ nữa. Em thật gần gũi, gần gũi trong những nỗi niềm được giấu kín trong lòng em. Và tôi biết rằng em sinh ra là để dành cho tôi.

Câu chuyện thứ ba
“Chị chào em”. “Dạ, em chào chị”. Đó là mẫu đối thoại đầy “thứ bậc” trong buổi gặp đầu tiên của tôi với người ta. Nghe đứa bạn nó kể khá nhiều về chị ấy rằng “học giỏi, đáng yêu”. Ừ, chị ấy cũng thông minh, lại bé bé xinh xinh, tôi tự nghĩ như vậy.

Ấn tượng đầu tiên cũng chỉ có thế. Thực ra có đa tình cỡ mấy thì tôi cũng chẳng thể nghĩ xa xôi gì khi đứng trước một cô… chị hơn mình đến 3 tuổi. Rồi bống dưng tôi lại được triệu đến… phòng chị ấy để giúp đỡ mấy món kỹ thuật vi tính (vốn là sở trường của tôi) khi chị ấy đang vật lộn với bản đồ án tốt nghiệp.

Đôi lúc đêm về tôi cũng đặt tay lên trán và nghĩ: sao chị ấy cũng… già rồi mà lại có tính trẻ con thế nhỉ, giọng nói thì trong veo. Tiếp sau đ là những băn khoăn: lạ thật đấy, ở bên chị ấy mình thấy mình là người lớn, có lẽ tại mình đang là gia sư của người ta… Khoảng cách tuổi tác dường như vì thế mà được rút ngắn dần, đến khi không còn nữa.

Rồi cũng đến lúc tôi và cả chị ấy bối rối khi nhận ra tình cảm của trái tim mình. Băn khoăn và dùng dằng một chút rồi cũng xăm xăm tiến tới theo tốc độ của mũi tên thần tình yêu. Đến bây giờ thì tôi vẫn hay kể với mọi người bắt đầu bằng cụm từ “cô ấy”…..

Terrorists attempt to pass as mere porn-freaks

 

condoms2.jpg

The would-be terrorists who plotted to blow up seven planes bound for the US from London in 2006 planned to stuff their luggage with condoms and porn to assuage suspicion that they were Muslim fundamentalists. So it’s ironic that the lasting effect of their foiled (heh) mission has been to ensure hassle and embarrassment for anyone trying to pass through airport security with a bottle of lube. [Radar]