Cao Thang International Eye Hospital: the prestigious lasik centre in Vietnam

Những tấm bảng cấm

Ông tổ trưởng dân phố khu phố nơi tôi ở thật vất vả khi trong cuộc họp thường kỳ của khu phố đã đề nghị các hộ dân trong khu phố nên dẹp hết những tấm bảng “cấm đổ rác” giăng nhan nhản trong xóm. Ông nói rằng cái quyền đề bảng cấm ấy phải thuộc cấp Phường, và phải có tên đơn vị đề bảng cấm bên dưới, việc tùy nghi đề bảng cấm là phạm luật.

d9a3.jpg

Ông tổ trưởng nói, nhưng dẫu ông có đích thân đi nhổ những tấm bảng cấm đủ loại vật liệu tạo ra: gỗ, giấy bìa, bằng tole… với những dòng chữ viết nguệch ngọac đủ lọai. Thì ngày mai các bảng cấm vẫn xuất hiện trở lại.

Con đường nhà tôi ở chỉ dài có 700 mét, nhưng có hàng chục bảng cấm được cấm từ đầu đường đến cuối đường. Lý do có những tấm bảng cấm như thế bởi tình trạng diễn ra khá phổ biến là bất cứ nơi nào cũng trở thành nơi tập kết rác. Sáng thức dậy, thấy trước nhà mình lù lù một đống rác được các nhà chung quanh dồn tới. Tệ hơn nửa là tình trạng ném rác ra trước nhà hàng xóm.

Rác ném bừa bãi trên đường, sự thiếu ý thức về vệ sinh công cộng của một bộ phận người dân đã gây ra sự phản kháng nhất định của các người chấp hành đúng luật lệ. Thậm chí có những quán nhậu vỉa hè, chẳng có toalét cho các thượng đế “xả “ khi đã uống quá nhiều bia rượu. Thế là bức tường của nhà hàng xóm nơi gần quán nhậu thành nơi để giải phóng bia rượu. Không có cách nào khác, chủ nhà tức giận viết bảng cấm trên tường nhà mình ; “Nơi này dành cho chó đái”(?)

Chùa là nơi tôn nghiêm, cổng chùa là nơi ra vào cũng đã trở thành nơi buôn bán. Không có cách nào khác, chùa lại đành treo bảng “cấm buôn bán”. Bởi không thể hình dung vào mổi buổi tối, cổng chùa là nơi thanh tịnh lại thành nơi ăn nhậu với đủ các lọai mồi nhậu. Nhưng hình như các bảng cấm của chùa không làm cho các thượng đế “ngán” bằng chính các hộ dân.

Sự ý thức giữ gìn vệ sinh chung của chúng ta đang gặp khó khăn. Rác trong lòng thành phố là vấn nạn. Những hộ dân đập phá nhà xây nhà mới, thay vì thuê xe chở xà bần đổ ở một chổ an tòan, lại tranh thủ đổ ngày trên các con đường đất, có người lại coi đường Trân Phú (đọan gần phi trường) là nơi đổ xà bần. Tệ hơn nửa là bãi rác ngay kho cảng Bình Tân cũng trở thành bãi xà bần. Tất nhiên các xe chở rác không phải là xe hốt xà bận. Vì thế những bái rác, những con đường bị xà bần tấn công trở nên dơ dáy và mất thẩm mỹ.

Ông hàng xóm của tôi khổ tâm vì nhiều năm bị rác đổ trước nhà. Ông huy động cả nhà thu gom các lọai rác lưu niên lại, thuê xe chở đi đổ. Rồi ông cắm ngay nơi đó một tấm bảng “cấm đổ rác”. Vậy mà sáng hôm sau ông lại thấy lù lù một đống rác xuất hiện ngay tại tấm bảng cấm. Ông bèn áp dụng “ hạ sách” là kéo cả nhà ra vào sáng sớm, dùng lời lẻ “chợ búa” mắng chưỡi vu vơ những ai đổ rác, làm náo động cả khu phố. Mắng chưỡi xong, cả nhà ông lại đi dọn rác. Cách trị ngừoi đổ rác bậy cảu ông hàng xóm vậy mà hiệu quả. Bãi rác trước nhà ông giờ đã không còn xuất hiện.

Mổi buổi sáng, tôi thường thức dậy sớm. Để chi, để canh những người lượm rác. Nếu không canh giữ, họ sẽ xé tung tòan bộ các bao đựng rác của các hộ dân để trước nhà để tìm kiếm. Tất nhiên, nếu họ xé tung ra, rác sẽ vương vải gây ra phản cảm, và Công ty Môi trường đô thị không thể nào dọn sạch.

Bình luận về bài viết này